Quy trình thi công, thiết kế sân tennis thi đấu chuẩn nhất

Việc thiết kế sân tennis theo đúng quy cách và tiêu chuẩn giúp đáp ứng được nhu cầu của người chơi và góp phần tạo nên những trận đấu đầy kịch tính.

Không chỉ ở các quốc gia Châu Âu, ngay tại Việt Nam hiện nay, tennis đã trở thành bộ môn thể thao phổ biến giúp người chơi giải trí và rèn luyện sức khỏe rất tốt. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu thể dục thể, thao cho người chơi, việc thiết kế và thi công sân tennis sẽ tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ và khả năng bám dính, chống trơn trượt tốt cho vợt thủ, đem lại điều kiện thi đấu tốt nhất cho bạn. Trong bài viết này, hãy cùng Babolat Việt Nam khám phá quy trình thi công, thiết kế sân quần vợt chi tiết nhất.

Quy trình thi công và thiết kế sân tennis thi đấu chuẩn nhất

Quy trình thi công và thiết kế sân tennis thi đấu chuẩn nhất

Tiêu chuẩn thiết kế sân chơi quần vợt

Hướng sân tennis

Khi thiết kế sân tennis, bạn cần lựa chọn hướng sân tại những vị trí thuận lợi, có thể tận dụng được nguồn ánh sáng tự nhiên. Tốt nhất nên lựa chọn hướng Bắc – Nam để xây dựng sân nhằm tránh tình trạng ánh nắng chiếu trực tiếp vào mặt của các vợt thủ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và quá trình thi đấu.

Kích thước sân

Sân tennis nên được thiết kế theo hình dạng chữ nhật, với chiều dài 23.77m và chiều rộng 8.23m áp dụng cho sân quần vợt đơn, còn đối với sân thi đấu đôi chiều rộng sẽ thay đổi thành 10.97.

Kích thước sân tennis chuẩn theo quy định ITF

Kích thước sân tennis chuẩn theo quy định ITF

Quy mô sân tennis

Khi thiết kế sân tennis, quy mô sẽ được xác định dựa trên công suất sử dụng trong cùng một lúc. Ngoài ra, nó còn được xác định dựa trên diện tích đất sử dụng và sức chứa của khán đài, bạn có thể tham khảo chi tiết trong bảng bên dưới:

Diện tích Sân tập luyện Sân thể thao cơ bản Sân vận động
Diện tích đất sử dụng loại nhỏ (Ha) 0.3 1.5 2.5 – 3.0
Diện tích đất sử dụng loại trung bình (Ha) 0.4 1.7 3.5
Diện tích đất sử dụng loại lớn  (Ha) 0.6 2.0 4.5 – 5.0
Sức chứa của khán đài (ngàn người) loại nhỏ _ _ 5 – 10
Sức chứa của khán đài (ngàn người) loại trung bình _ _ 15 – 25
Sức chứa của khán đài (ngàn người) loại lớn _ 3 30 – 60

Lưu ý: Tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai của từng địa phương cho phép tăng chỉ tiêu diện tích cho ở bảng trên từ 1% đến 10%.

Cấp khán đài

Khi thiết kế sân tennis, khán đài được chia thành 4 cấp khác nhau. Cấp độ chịu lửa và chất lượng sử dụng của mỗi sân được quy định như sau:

Cấp khán đài sân tennis Chất lượng sử dụng Niên hạn sử dụng (năm) Bậc chịu lửa
Cấp I Bậc I, yêu cầu sử dụng cao 100 Bậc I hoặc II
Cấp II Bậc II, yêu cầu sử dụng mức độ trung bình 70 Bậc II
Cấp III Bậc III, yêu cầu sử dụng thấp 20 Bậc IV
Cấp IV Bậc IV, yêu cầu sử dụng tối thiểu 15 Bậc IV hoặc V

Lưu ý: Ngoài 4 cấp trên, bạn có thể xây dựng khán đài bằng đất nện có ốp gạch.

Thiết kế sân tennis cần đảm bảo chất lượng sử dụng tốt

Thiết kế sân tennis cần đảm bảo chất lượng sử dụng tốt

Cấp kỹ thuật

Khi thiết kế sân tennis, cấp kỹ thuật được chia thành 3 cấp với những yêu cầu như sau:

  • Sân tennis cấp 1: Nền sân được xây dựng bằng bê tông và được lắp đặt hệ thống thoát nước, chịu lực tốt. Bề mặt sân được phủ một lớp sơn hoặc một hỗn hợp đặc biệt. Xung quanh khu vực sân có lắp đặt lưới chắn bóng
  • Sân tennis cấp 2: Nền sân và bề mặt sân đều có yêu cầu kỹ thuật y như sân tennis cấp 1
  • Sân tennis cấp 3: Không có yêu cầu kỹ thuật đặc biệt nào.

Độ dốc sân

Trong thiết kế sân tennis, độ dốc sân được quy định như sau:

  • Độ dốc của mặt sân được tạo theo mặt cắt ngang của sân theo tiêu chuẩn của FIFA (Liên đoàn bóng đá quốc tế)
  • Độ dốc min: 0.83% (1:1200)
  • Độ dốc max: 1% (1:1000)
  • Tiến hành tưới ngập nước mặt sân để thử độ dốc, nếu sau 30 phút nước thoát hết và không bị đọng nước cục bộ là sân đạt tiêu chuẩn.

Cột lưới

  • Khi thiết kế sân tennis có thể sử dụng cột hình vuông hoặc hình tròn. Đối với cột tròn cần đảm bảo có đường kính 15cm và cột vuông cũng nên có chiều dài cạnh 15cm
  • Cột lưới phải cao hơn mép trên của lưới tối đa 5cm, tâm cột phải đặt cách mép ngoài của đường biên dọc mỗi bên 0.914m
  • Ở đoạn cuối của hai bên sân phải có đường biên ngang và hai bên mép là đường biên dọc. Đường giao bóng được kẻ song song 2 bên lưới và cách lưới một khoảng 6.4m.
Cột lưới trên sân tennis được đặt đúng theo tiêu chuẩn quy định

Cột lưới trên sân tennis được đặt đúng theo tiêu chuẩn quy định

Đường kẻ giới hạn trong sân

  • Nằm ở chính giữa sân, rộng khoảng 5cm nằm trong khoảng sân giữa lưới và đường giao bóng
  • Ở chính giữa sân, tại đường biên ngang kẻ một vạch mốc giao bóng rộng 5cm, dài 10cm và vuông góc với đường cuối sân, hướng vào phía bên trong mặt sân.

Lưới căng

Nằm ở chính giữa của sân tennis, phần mép trên của lưới cao 1.07m so với mặt sân và được buộc bởi một sợi dây thừng hoặc kim loại có đường kính tối đa 0.8cm vào hai cột lớn giúp chia sân thành hai phần bằng nhau. Cạp lưới phải là màu trắng, bản rộng từ 5 – 6.35cm, lưới cần căng sát đến hai cột lưới.

Lưu ý: Khi thiết kế sân tennis, các đường kẻ phải cùng một màu, không được nhỏ hơn 2.5cm và lớn hơn 5cm, ngoại trừ đường cuối sân có thể kẻ rộng 10cm. Toàn bộ kích thước của các đường kẻ trên sân được tính đến phía mép bên ngoài.

Chi phí thi công và thiết kế sân tennis mới nhất hiện nay

Chi phí thiết kế sân tennis

Chi phí thiết kế sân tennis sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: quy mô, vị trí, chất liệu xây dựng, thiết bị, công nghệ sử dụng… Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo chi phí ước tính dưới đây:

  • Thiết kế kiến trúc sân tennis:
  • Kiến trúc và kết cấu của sân: Từ 20 – 100 triệu đồng, tùy thuộc vào diện tích và độ phức tạp của kết cấu sân
  • Lưới và hệ thống chiếu sáng: Từ 5 – 30 triệu đồng, tùy thuộc vào chiều dài của sân tennis
  • Thiết kế địa hình sân tennis: Chi phí đo đạc, khảo sát từ 5 – 10 triệu, còn tùy thuộc vào kích thước và mức độ phức tạp của địa hình
  • Thiết kế hệ thống thoát nước: Từ 5 – 15 triệu đồng, phụ thuộc vào kích thước sân và độ phức tạp của hệ thống.
Kích thước chính xác của một sân tennis đạt chuẩn ITF

Kích thước chính xác của một sân tennis đạt chuẩn ITF

Chi phí thi công

  • Giá sơn sân tennis
  • Giá xây dựng sân tennis
  • Chi phí thi công bề mặt sân tennis
  • Chi phí mua vật tư thi công
  • Chi phí làm cỏ nhân tạo.

Là những khoản chi phí mà bạn cần bỏ ra khi thi công sân tennis trọn gói. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo chi phí thi công chi tiết trong bảng bên dưới đây:

Loại sân Diện tích Chi phí Ghi chú
Sân tennis dành cho gia đình 33.53m x 16.46m 470.000.000 – 540.000.000 Loại sân tennis này được thi công với mục đích giải trí hoặc luyện tập kỹ năng
Sân tennis dành cho khu resort và nghỉ dưỡng 34.75m x 17.07m 600.000.000 – 670.000.000 Loại sân này thường được thi công với mục đích phục vụ cho những du khách có nhu cầu tìm kiếm một trải nghiệm giải trí thể thao trên bãi biển hoặc tại khu nghỉ dưỡng
Sân tennis dành cho thi đấu với chất lượng và diện tích đạt đúng tiêu chuẩn của ITF 36.57m x 18.29m 560.000.000 – 620.000.000 Loại sân này được thi công để đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn của Liên đoàn Tennis Thế giới (ITF). Sân này thường được sử dụng cho các giải đấu và giải thể thao quốc tế

Lưu ý: Bảng giá trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, chi phí thi công sân tennis có thể thay đổi theo từng thời điểm khác nhau. Để biết được giá chính xác nhất, vui lòng liên hệ với đơn vị thi công mà bạn lựa chọn, họ sẽ tư vấn và báo giá kỹ lưỡng cho bạn tham khảo.

Quy trình thiết kế sân tennis đạt chuẩn quốc tế

Thi công nền sân tennis

Việc đầu tiên cần làm khi thiết kế sân tennis là dọn dẹp và vệ sinh sạch sẽ bề mặt sân, sau đó mới bắt đầu tiến hành thi công. Tiếp đến, sử dụng xe lu để san lấp và nén đất theo độ dốc 0.3 – 0.5% để đảm bảo sân thoát nước tốt. Thực hiện lu từng lớp đất với độ dày 20cm và không nên lu dày quá.

Sau đó, tiến hành rải đá 0x4 và đá mạt lên bề mặt sân, tiếp tục lu nén chặt cho mặt đất nền rồi đổ bê tông hoặc nhựa đường lên bề mặt. Đợi ít nhất 14 – 25 ngày để kiểm tra lại kỹ thuật và tiến hành thi công bước tiếp theo.

Thực hiện bước thi công nền sân tennis

Thực hiện bước thi công nền sân tennis

Xử lý bề mặt thi công sân tennis

  • Kiểm tra, sửa chữa các lỗ hổng, khuyết điểm trên bề mặt sân bằng hỗn hợp nhựa và xi măng
  • Cần đảm bảo bề mặt không xuất hiện những lỗ hổng nhỏ làm ảnh hưởng đến lớp sơn trên bề mặt sân

Thực hiện sơn sân tennis với 6 lớp tiêu chuẩn

  • Lớp 1: Thực hiện lăn lớp chống thấm đầu tiên lên bề mặt sân để tạo độ liên kết cho lớp sơn phủ tiếp theo
  • Lớp 2: Tiếp tục lăn lớp chống thấm thứ 2 cho bề mặt sân
  • Lớp 3: Sau khi lăn lớp lót được 15 phút, thực hiện gạt 1 lớp đệm đen trong hệ sơn kết hợp cùng với sơn lót. Bạn có thể pha thêm 10 – 15% nước vào lớp đệm đen hoặc điều chỉnh tỷ lệ pha tùy thuộc và độ ẩm, nhiệt độ của môi trường thi công. Đặc biệt, không nên gạt sơn trong điều kiện nắng nóng vì dễ làm tăng độ ẩm khiến lớp sơn khó khô
  • Lớp 4: Thực hiện gạt lớp đệm đen thứ 2 sau khi lớp thứ nhất đã khô
  • Lớp 5: Gạt lớp sơn phủ màu thứ nhất, có chứa 20 – 30% cát, sau khi lớp đệm đen đã khô hoàn toàn
  • Lớp 6: Cuối cùng, thực hiện gạt lớp sơn phủ màu thứ hai với 20 – 30% cát là bạn đã hoàn thành xong các bước thiết kế sân tennis.
Cấu tạo bề mặt sân tennis

Cấu tạo bề mặt sân tennis

4 loại mặt sân quần vợt phổ biến hiện nay

Sân tennis được thiết kế trên một mặt phẳng, tuy nhiên mỗi bề mặt sẽ cho tốc độ và độ nảy bóng khác nhau. Hiện mặt sân tennis được chia thành 4 loại như sau:

  • Mặt sân đất nện: Thiết kế sân tennis mặt đất nện được cấu tạo từ 3 loại đất khác nhau (đất sét, đất sét nhân tạo và hybrid)
  • Mặt sân cứng: Sân bê tông, Asphalt và Acrylic
  • Mặt sân cỏ: Được làm từ cỏ tự nhiên hoặc nhân tạo
  • Mặt sân nhựa nhân tạo: Được làm từ các vật liệu tổng hợp như PP Interlocking hay thảm PV.

5 bản vẽ thiết kế sân quần vợt bạn cần biết

Bản vẽ phối cảnh sân tennis

Bản vẽ phối cảnh 3D sân tennis sau khi hoàn thiện thiết kế

Bản vẽ phối cảnh 3D sân tennis sau khi hoàn thiện thiết kế

Bản vẽ ghế trọng tài

Bản vẽ chi tiết ghế trọng tài trên sân tennis

Bản vẽ chi tiết ghế trọng tài trên sân tennis

Bản vẽ góc chiếu thẳng sân tennis

Bản vẽ chi tiết góc chiếu thẳng sân quần vợt

Bản vẽ chi tiết góc chiếu thẳng sân quần vợt

Bản vẽ cọc lưới và lưới sân tennis

Hình ảnh bản vẽ cọc lưới và lưới sân tennis

Hình ảnh bản vẽ cọc lưới và lưới sân tennis

Bản vẽ rào chắn bóng và đèn chiếu sáng sân tennis

Hình ảnh bản vẽ rào chắn bóng trên sân quần vợt

Hình ảnh bản vẽ rào chắn bóng trên sân quần vợt

Những điều cần lưu ý khi thiết kế sân chơi tennis

  • Khảo sát giá thiết kế sân tennis của nhiều đơn vị khác nhau để tìm ra đơn vị uy tín nhất với mức giá phù hợp ngân sách của bạn
  • Nên thuê mặt bằng xây dựng sân tennis ở khu vực đông dân cư giúp khách hàng thuận tiện tìm đến
  • Chú ý lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng trên sân tennis vào ban đêm
  • Chọn đơn vị uy tín nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất cho công trình.

Thiết kế sân tennis không phải là một công việc đơn giản có thể thực hiện qua loa, nhanh chóng. Bạn cần phải tuân thủ những quy tắc và kích thước để tạo nên một sân chơi đúng chuẩn cho vợt thủ thỏa sức thể hiện đam mê và kỹ năng của mình trên sân. Hy vọng bài viết chủ đề thiết kế sân tennis này của Babolat Việt Nam đã đem đến thông tin hữu ích cho bạn, đừng quên liên hệ hotline: 0896 691 279028 3636 8186 để đặt hàng vợt tennis Babolat chất lượng, chính hãng nhé.

Bài viết này hữu ích với bạn?

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận của bạn

Call Messenger