Chi phí và quy trình thiết kế sân cầu lông ngoài trời chuẩn BWF

Sân cầu lông ngoài trời là một trong những gợi ý không tồi giúp các vợt thủ có cơ hội luyện tập và thi đấu thể thao trong môi trường thông thoáng, mát mẻ.

Ngày nay, bộ môn cầu lông được xem như một loại hình thể thao chính yếu giúp người chơi rèn luyện sức khỏe và nâng cao tinh thần. Ngoài việc chơi tại sân trong nhà, địa điểm chơi ngoài trời cũng rất được lòng các vợt thủ bởi nó không bị hầm bí, ngột ngạt như nhiều sân cầu lông trong nhà. Trong bài viết này, Babolat Việt Nam sẽ báo giá chi phí và giới thiệu quy trình thiết kế sân chơi cầu lông ngoài trời cho các vợt thủ cùng tham khảo.

Kích thước sân cầu lông chuẩn theo quy định BWF

Kích thước sân cầu lông chuẩn theo quy định BWF

Kích thước sân cầu lông theo tiêu chuẩn quốc tế

Sân cầu lông đôi:

  • Chiều dài: 13.4m, được chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần dài 6.7m
  • Chiều rộng: 6.1m
  • Độ dài đường chéo sân: 14.7m

Sân cầu lông đơn:

  • Chiều dài: 13.4m
  • Chiều rộng: 5.18m
  • Độ dài đường chéo sân: 14.3m

Lưu ý: Với phần đường biên sân có độ rộng đường kẻ 4cm, được sơn bằng màu trắng hoặc vàng. Dù kích thước sân cầu lông ngoài trời đơn hay đôi cũng sẽ được tính từ phần mép bên ngoài của đường biên này cho tới phần mép ngoài của đường biên bên kia.

Chi phí thiết kế sân chơi cầu lông ngoài trời hiện nay là bao nhiêu?

Việc xây dựng một sân cầu lông ngoài trời đòi hỏi nhiều chi phí khác nhau, trong đó bao gồm những hạng mục cơ bản như sau:

  • Chi phí mua vật tư sơn: Sơn lót chống thấm, sơn bề mặt, sơn phủ màu, sơn kẻ đường line và cát vàng. Chi phí này sẽ dao động trong khoảng 125.000 đồng/m², còn phụ thuộc vào độ dày của mặt sân
  • Chi phí nhân công: Tối thiểu khoảng 3.000.000 đồng, tùy thuộc vào chất lượng của mặt sân bê tông.

Lưu ý: Chi phí trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, các con số trên chỉ mang tính ước lượng và có thể thay đổi tùy theo yêu cầu cụ thể của dự án của bạn. Để có được báo giá chính xác, bạn nên liên hệ trực tiếp với các công ty chuyên về thiết kế và xây dựng sân cầu lông.

Sân cầu lông ngoài trời được thiết kế đúng theo tiêu chuẩn

Sân cầu lông ngoài trời được thiết kế đúng theo tiêu chuẩn

Những yêu cầu kỹ thuật đối với mặt sân cầu lông ngoài trời

Bề mặt sàn

Sân cầu lông ngoài trời có nhiều loại bề mặt khác nhau như sàn thể thao đa năng, sàn gỗ trong nhà và sàn nhựa cao su tổng hợp. Trong bài viết này, Babolat Việt Nam sẽ tập trung vào hai loại bề mặt phổ biến nhất: sàn bê tông và nhựa nóng Asphalt.

  • Sàn bê tông: Có độ dày 10cm và mác bê tông tối thiểu là 200 Mpa (Mega Pascal). Bề mặt của sàn bê tông phải phẳng nhẵn và không gồ ghề. Độ dốc của sân phải nằm trong khoảng từ 83-1% để tránh đọng nước. Nếu có vị trí nào đọng nước 1.2mm (kiểm tra bằng mặt tiền đồng xu), bề mặt sân cần được làm phẳng.
  • Nhựa nóng Asphalt: Đối với sân cầu lông ngoài trời, nền sân là một yếu tố quan trọng. Nếu nền sân đã cứng, khi thi công, chúng ta chỉ cần lên cấp phối đá và cát trung bình khoảng 25 – 30cm. Ngược lại, nếu nền móng yếu, bạn cần phải đóng cọc bê tông và cao độ sẽ thay đổi tùy theo hiện trạng.

Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế các khe co giãn nhiệt với nền sân cầu lông. Bởi nó sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, và khâu xử lý khi sơn sơn cầu lông sau này.

Bề mặt sân cầu lông được sơn tỉ mỉ và cẩn thận

Bề mặt sân cầu lông được sơn tỉ mỉ và cẩn thận

Lưới thi đấu

Cần đảm bảo độ vững chắc, có thể điều chỉnh được chiều cao. Chất liệu lưới thường được sử dụng là nhựa vinyl, nylon polyetylen giúp đảm bảo độ bền vượt thời gian khi trời nắng hay mưa. Chiều cao lưới từ tâm của sân là 1.52m và ở các đầu cực là 1.55m. Độ dày lưới thường từ 15- 20mm.

Kẻ đường line

Đường kẻ line sân cầu lông có độ rộng là 40mm, có thể vẽ bằng phấn hoặc các loại bột. Đường biên của sân có độ rộng là 4cm, được vẽ rõ  bằng sơn màu trắng hoặc vàng giúp người chơi dễ nhìn hơn.

Hệ thống chiếu sáng cho sân cầu lông ngoài trời

Nếu bạn chơi cầu lông tại sân cầu lông ngoài trời vào ban đêm, hãy bố trí đèn pha LED khoảng 400W với chiều cao cột đèn LED nên khoảng 8-9m. Điều này giúp người chơi có đủ ánh sáng sắc nét, chân thực khi luyện tập hay thi đấu vào ban đêm mà không bị chói mắt làm giảm hiệu suất.

Hệ thống đèn chiếu sáng cho sân cầu lông vào ban đêm được lắp đặt đầy đủ

Hệ thống đèn chiếu sáng cho sân cầu lông vào ban đêm được lắp đặt đầy đủ

Quy trình thi công sân đánh cầu lông ngoài trời đúng chuẩn

Chuẩn bị bề mặt thi công

  • Vệ sinh mặt sân bằng các loại máy mài công nghiệp nhằm tạo ra một bề mặt phẳng, có độ nhám nhất định giúp sơn bám tốt hơn
  • Đối với những vị trí gồ ghề, lồi lõm cũng cần sử dụng máy mài phẳng
  • Những vị trí bị rỗ, có lỗ thủng hoặc nứt cần chuẩn bị vật liệu bịt kín lại sau đó mài phẳng

Sơn chống thấm cho sân

  • Bạn phải đảm bảo mặt sân cầu lông ngoài trời phải sạch bụi và thật khô ráo trước khi sơn vì đây là lớp sơn đầu tiên trên mặt sân có nhiệm vụ chống thấm
  • Lớp sơn có khả năng chịu nước bất chấp điều kiện mưa bão, bạn có thể sơn 1 lớp hoặc 2 tùy theo nhu cầu

Lớp sơn lót

Với lớp sơn đệm sẽ giúp liên kết lớp sơn chống thấm và sơn bề mặt lại với nhau giúp tạo nên một bề mặt nhẵn, mịn tạo điều kiện thi đấu và tập luyện tốt cho các vợt thủ tại sân cầu lông ngoài trời.

Sân được sơn đầy đủ các lớp giúp đảm bảo độ bền cho bề mặt

Sân được sơn đầy đủ các lớp giúp đảm bảo độ bền cho bề mặt

Sơn lớp đệm và lớp phủ cuối cùng

Lớp sơn đệm giúp tạo sự đàn hồi cho mặt sân hỗ trợ quá trình di chuyển của vợt thủ diễn ra tốt hơn. Đồng thời làm giảm chấn thương cho người chơi khi xảy ra va chạm trên sân. Đối với lớp sơn phủ đòi hỏi phải có độ ma sát cao, do đó bạn nên sơn 2 lần để đạt được độ dày đồng đều nhất định.

Kẻ đường line

Bước này đòi hỏi độ tỉ mỉ và chính xác cao, các vạch của sân cầu lông ngoài trời cần được sơn thẳng và chuẩn, không để xảy ra tình trạng sơn lem luốc.

Những điều cần lưu ý khi thi công sân chơi cầu lông ngoài trời

  • Hướng sân: Nên thi công sân cầu lông ngoài trời theo hướng Bắc – Nam. Đây là hướng sân đảm bảo người chơi không bị ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào mắt, che khuất tầm nhìn hay khó chịu, căng thẳng ảnh hưởng đến khả năng khi đấu
  • Đường biên của sân: Phải sơn rõ nét bằng màu vàng hoặc trắng để phân biệt
  • Chiều cao của sân: Ít nhất là 9m, các khoảng trống xung quanh sân rộng tối thiểu là 2m và không có bất cứ vật cản nào gần đó
  • Đối với hai sân cầu lông cạnh nhau: Khoảng cách giữa 2 sân ít nhất phải 2m
  • Nền sân: Nếu nền móng yếu, bạn cần phải đóng cọc bê tông và cao độ sẽ thay đổi tùy theo hiện trạng
  • Lưới thi đấu: Cần chắc chắn, để giữ được độ vững chắc khi trời có gió hay mưa, nên chọn lưới có màu đậm, có độ dày đều nhau, kích thước mắt lưới từ 15 – 20mm. Phần viền lưới được cặp bằng nẹp trắng nằm phủ lên dây lưới hoặc dây cáp chạy xuyên qua nẹp. Nẹp lưới phải nằm phủ lên dây lưới hoặc dây cáp lưới và đảm bảo không có khoảng trống nào giữa lưới và hai cột lưới.
  • Đèn chiếu sáng: Nếu bạn thường chơi cầu lông vào ban đêm, hãy bố trí đèn pha LED khoảng 400W giúp cung cấp đủ ánh sáng cho người chơi.
Thiết kế sân cầu lông ngoài trời chuẩn BWF

Thiết kế sân cầu lông ngoài trời chuẩn BWF

Lời kết

Với những thông tin mà Babolat Việt Nam chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về sân cầu lông ngoài trời. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hoặc muốn tư vấn về dụng cụ đánh cầu lông vui lòng liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0896 691 279028 3636 8186.

Bài viết này hữu ích với bạn?

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận của bạn

Call Messenger