9+ luật cầu lông đôi của BWF giúp bạn “làm chủ cuộc chơi”

So với luật đánh đơn, luật cầu lông đôi có nhiều quy định phức tạp hơn. Muốn chủ động trong mọi tình huống, tránh vi phạm, bạn cần biết 9 luật này!

Trong các trận đánh đôi, các “vợt thủ” không chỉ cần phối hợp nhịp nhàng với đồng đội mà các thao tác chân – tay phối hợp cùng luật giao cầu, đáp – đánh cầu cũng có nhiều quy định khắt khe. Vậy Liên đoàn Cầu lông Thế Giới (BWF) quy định như thế nào về luật chơi cầu lông đôi? Cần lưu ý những gì để không rơi vào thế bị động? Bài viết của Babolat Việt Nam sẽ giúp bạn nắm rõ luật chơi tường tận từ A-Z.

Nắm rõ luật cầu lông đôi của BWF sẽ giúp bạn tránh phạm phải sai lầm không đáng có

Nắm rõ luật cầu lông đôi của BWF sẽ giúp bạn tránh phạm phải sai lầm không đáng có

Một số thuật ngữ thường gặp trong luật đánh cầu lông đôi

Trước khi đi sâu khám phá về luật chơi cầu lông đôi, bạn cần nắm rõ một số thuật ngữ quan trọng để hiểu luật nhanh chóng:

  • T-zone: Vùng trung tâm sân đấu, thường là nơi diễn ra các cú đánh mạnh.
  • Đường biên: Đường giới hạn của sân đấu, xác định xem cú đánh có vào hoặc ngoài sân.
  • Match point: Trong luật cầu lông đôi, Match Point là điểm chung cuộc, quyết định đội nào giành chiến thắng
  • Point: Điểm số trong một ván, cấu trúc điểm số có thể thay đổi tùy theo quy tắc của giải đấu hoặc cấp độ thi đấu.
  • Cú smash/cú đập: Là kỹ thuật đánh mạnh để tấn công làm cho trái cầu đi nhanh và mạnh qua phần sân đối phương.
  • Cú bỏ nhỏ: Đây là một cú đánh lừa đối thủ bằng cách làm cho quả cầu rơi nhanh qua lưới và sang phần sân trước của đối thủ, khiến đối thủ không kịp trở tay.
  • Tạt cầu: Đây là một cú đánh nhanh và thấp tạo thành đường bay thẳng bên trên lưới để đẩy quả cầu vào sâu trong phần sân của đối phương.
  • Net shot: Cú đánh nhẹ đưa quả cầu bay vừa đủ qua lưới và vào phần sân trước của đối thủ.
  • Cú flick: Là động tác xoay cổ tay và cánh tay trên làm đối phương bất ngờ bằng cách thay vì phải đánh nhẹ – họ lại đánh nhanh
  • Kill shot: Cú đạp cầu nhanh đầy uy lực làm cho đối thủ không đỡ được.
Bước đầu tiên để thực hiện đúng luật đánh cầu lông đôi là hiểu rõ các thuật ngữ cơ bản

Bước đầu tiên để thực hiện đúng luật đánh cầu lông đôi là hiểu rõ các thuật ngữ cơ bản

9+ quy định mới nhất trong luật cầu lông đôi của BWF

Luật chuẩn bị sân cầu lông đôi

Kích thước sân chuẩn trong cầu lông đôi cần đảm bảo các thông số sau:

  • Chiều rộng tối đa của sân cầu lông đôi là 6.1m (20 feet), tổng chiều dài sân là 13.4 (44 feet)
  • Chiều cao tính từ đỉnh lưới ở biên đến mặt sân đạt 1.55m (5 feet 1 inch) và 1.524m (5 feet) tính từ đỉnh giữa sân đến mặt sàn.
  • Cột giăng lưới nằm ở ngoài vạch biên đôi

Quy định về dụng cụ thi đấu cầu lông đôi

  • Vợt: Khung vợt không vượt quá 680mm tổng chiều dài và 230mm tổng chiều rộng, khu vực đan lưới dài không quá 280mm, rộng không quá 220mm.
  • Cầu: Cầu gồm 16 chiếc lông vũ gắn vào đế cầu, các lông vũ phải đồng dạng và có cùng độ dài trong khoảng 62mm đến 70mm tính từ đỉnh lông vũ đến đế cầu.

Luật chọn sân và chọn đội thi đấu trước

Trước khi bắt đầu trận đấu, 2 bên sẽ bốc thăm bằng cách để trọng tài tung đồng xu. Bên nào thắng sẽ có quyền phát cầu trước và chọn sân.

Chọn vợt chất lượng cao và thỏa mãn luật chơi cầu lông đôi sẽ tăng cơ hội chiến thắng

Chọn vợt chất lượng cao và thỏa mãn luật chơi cầu lông đôi sẽ tăng cơ hội chiến thắng

Luật giao cầu lông đôi và cách tính điểm giao cầu

  • Luật cầu lông đôi quy định: đội nào chiến thắng ở hiệp trước sẽ là đội nắm quyền giao cầu trước.
  • Cả 2 thành viên của đội đều có quyền giao cầu.
  • Vị trí đứng giao cầu phụ thuộc vào điểm số chiến thắng ở hiệp (hoặc lượt) trước. Nếu thắng với điểm số chẵn – bạn đứng ở bên trái sân để giao cầu. Nếu điểm số lẻ, bạn buộc phải di chuyển sang ô giao cầu bên trái sân để giao cầu. Ở hiệp đấu đầu tiên (có tỷ lệ trận đấu 0:0), đội nào chiến thắng khi bốc thăm sẽ đứng giao cầu ở ô bên phải sân.
  • Nếu vận động viên giao cầu thực hiện động tác giả (đưa vợt về sau nhưng trì hoãn giao cầu) sẽ bị mất 1 điểm.
  • Khoảng cách từ quả cầu đến mặt sân trước khi giao phải nhỏ hơn 1,15m. Nếu đặt cầu cao hơn con số này thì bạn thua 1 điểm.
  • Chân của người giao cầu không được phép chạm vạch biên. Đồng thời, ít nhất 1/2 chân của người giao – nhận cầu phải tiếp đất khi chạm cầu. Nếu nhảy lên đánh cầu (chân không chạm đất) thì sẽ bị mất 1 điểm.
  • Khi giao cầu, nếu cầu nằm ngoài ô nhận cầu thì bị tính là mất 1 điểm.
  • Vị trí đứng trên sân của người chơi sẽ không được thay đổi cho đến khi có đội thắng 1 điểm.
  • Nếu đội giao cầu thắng pha cầu liên tiếp, người giao cầu sẽ di chuyển sang ô giao cầu còn lại để phát cầu.
Bạn cần nắm rõ kỹ thuật giao cầu theo đúng luật đánh đôi cầu lông trước khi vào trận đấu

Bạn cần nắm rõ kỹ thuật giao cầu theo đúng luật đánh đôi cầu lông trước khi vào trận đấu

Quy định về vị trí ô giao – nhận cầu trong luật giao cầu lông đôi

  • Theo quy định về luật cầu lông đôi của BWF, ô giao cầu và ô nhận cầu phải nằm trên 1 đường chéo. Nếu bạn giao cầu vào ô sân đối diện thì bị trừ 1 điểm.
  • Sau khi nhận được cầu, căn cứ vào tình hình thực tế mà bạn có thể triển khai các cú mash, tạt cầu, bỏ nhỏ, flick… để ghi điểm.

Cách tính điểm chiến thắng trong luật chơi cầu lông đôi

  • Đội nào giành được 21 điểm trước sẽ thắng ván đấu đó.
  • Trong trường hợp hai bên hòa nhau với tỷ số 20 – 20 thì bên nào ghi được liên tiếp 2 điểm sẽ giành chiến thắng.
  • Nếu hai đội đang có tỷ số hòa 29 – 29, đội nào giành được điểm thứ 30 trước sẽ giành phần thắng trong ván đấu đó.
Muốn tăng cơ hội chiến thắng, bạn cần tập trung tính toán đường cầu để ra đòn dứt điểm

Muốn tăng cơ hội chiến thắng, bạn cần tập trung tính toán đường cầu để ra đòn dứt điểm

Luật đổi sân

Luật đánh cầu lông đôi quy định rằng: trong quá trình thi đấu, 2 đội chơi sẽ sẽ tiến hành đổi sân khi:

  • Ván đầu tiên kết thúc
  • Ván đấu thứ hai kết thúc và vẫn phải tiếp tục đấu ván thứ ba
  • Trong ván thứ ba, khi một đội chơi đạt 11 điểm trước

Trong trường hợp nếu hai bên quên đổi sân thì các đội cần tiến hành đổi lại sân ngay khi phát hiện sự cố. Tuy nhiên, việc đổi sân chỉ được thực hiện khi cầu chết. Lúc này điểm số của các đội chơi vẫn được giữ nguyên.

Theo luật cầu lông đánh đôi, đội nào giành được 21 điểm đầu tiên sẽ giành chiến thắng

Theo luật cầu lông đánh đôi, đội nào giành được 21 điểm đầu tiên sẽ giành chiến thắng

Quy định tác phong – đạo đức của người chơi trong luật thi đấu cầu lông đôi

Liên đoàn Cầu lông Quốc tế BWF quy định: người chơi phải tuân thủ luật cầu lông đôi và không được phép thực hiện những hành vi sau:

  • Cố tình dùng lời nói hoặc hành động của mình khiến trận đấu dừng lại
  • Cố ý sử dụng các động tác gây ra những tác động vật lý như: giật lông cầu và giẫm lên cầu,… làm biến dạng quả cầu
  • Dùng lời nói xúc phạm đến đồng đội, đối thủ và trọng tài,… hay có những hành vi, tác phong đạo đức trái với quy định của luật.

Quyền hạn của trọng tài trong cuộc thi đấu

  • Trọng tài chính điều khiển trận đấu là người đưa ra mọi quyết định xử lý các vi phạm theo luật cầu lông đôi. Tùy theo mức độ vi phạm mà trọng tài sẽ tiến hành cảnh cáo hay ra quyết định xử phạt.
  • Khi người chơi phạm lỗi nặng nhiều lần thì trọng tài chính sẽ báo lên tổng trọng tài và có thể xửa thua hoặc tước quyền thi đấu của người chơi đó.
  • Ngoài ra, các trọng tài biên có nhiệm vụ theo dõi và báo cáo các sai phạm chạm vạch biên khi đón cầu lên trọng tài chính để có hướng xử phạt phù hợp.
Vị trí giám sát của trọng tài chính và 11 trọng tài biên theo luật thi đấu cầu lông đôi

Vị trí giám sát của trọng tài chính và 11 trọng tài biên theo luật thi đấu cầu lông đôi

Câu hỏi thường gặp

Một trận cầu lông kéo dài bao nhiêu phút?

Trong luật cầu lông đôi không có quy định thời gian diễn ra trận đấu cụ thể trong bao lâu (thường sẽ diễn ra khoảng 60 phút hoặc hơn). Một trận cầu thường có 3 hiệp và thời gian thi đấu của mỗi hiệp dựa vào điểm số của các đội tham gia. Hiệp đấu sẽ kết thúc khi 1 trong 2 đội giành được 21 điểm và trận đấu sẽ kết thúc khi có đội chiến thắng 2/3 hiệp.

Luật cầu lông đánh đôi quy định như thế nào về thời gian nghỉ giải lao?

Luật đánh cầu lông đôi quy định thời gian nghỉ ngơi trong các trận đấu như sau:

  • Kết thúc một hiệp đấu, thời gian nghỉ giữa hiệp 1 và hiệp 2 là 90 giây, thời gian nghỉ giữa hiệp 2 và hiệp 3 là 2 phút.
  • Khi có đội ghi được 11 điểm trong hiệp đấu thì sẽ tạm nghỉ khoảng 60 giây
  • Nếu trận đấu bị gián đoạn bởi sự cố nào đó thì điểm số sẽ được giữ nguyên và tính tiếp tới khi trận đấu được bắt đầu lại

Luật đánh đôi cầu lông có khác gì luật đánh đơn không?

Luật cầu lông đôi Luật cầu lông đơn
Luật giao cầu Thành viên giao cầu sẽ đứng bên phải hay trái tùy thuộc vào số điểm của đội mình.

Nếu đội giao cầu nhận được điểm trong lượt cầu đó họ tiếp tục được giao ở lượt sau nhưng phải đổi khu vực giao cầu.

Có thể thay đổi linh hoạt vị trí giao cầu.
Luật nhận cầu Chỉ thành viên đứng khu vực chéo với người giao cầu mới có quyền nhận và đánh trả cầu Phạm vi nhận cầu linh hoạt, miễn đảm bảo nhận cầu trong sân.

Trên đây là tất cả những thông tin liên quan luật cầu lông đôi. Hy vọng những chia sẻ này đã góp phần giúp bạn tự tin triển khai các lối chơi thông minh mà không lo bị trọng tài xử phạt. Nếu có thông tin nào chưa rõ, hoặc bạn muốn đặt mua các loại vợt, giày thể thao, quả cầu lông Babolat chất lượng cao để phục vụ cho trận đấu, hãy gọi ngay Babolat Việt Nam qua hotline 0896 691 279028 3636 8186.

Bài viết này hữu ích với bạn?

5/5 - (2 bình chọn)

Bình luận của bạn

Call Messenger