Chi phí làm sân cầu lông trong nhà, ngoài trời mới nhất 2024

Hiện nay, chi phí làm sân cầu lông trong nhà và ngoài trời được rất nhiều người quan tâm. Bởi đây là môn thể thao tốt cho sức khỏe và đem lại phút giây giải trí tuyệt vời cho người chơi. Do đó, nhiều người không tiếc tiền đầu tư mở sân cầu lông nhằm phục vụ đam mê của mình đồng thời biến sân chơi này thành điểm kinh doanh đắt giá đem về lợi nhuận cao.

Nếu bạn cũng đang tò mò về chi phí xây sân cầu lông thì đừng bỏ lỡ bài viết này của Babolat Việt Nam nhé. Mọi thông tin sẽ được chúng tôi bật mí chi tiết trong nội dung bên dưới. Mời bạn tham khảo!

Chi phí làm sân cầu lông trong nhà và ngoài trời mới nhất hiện nay

Chi phí làm sân cầu lông trong nhà và ngoài trời mới nhất hiện nay

Các loại sân cầu lông phổ biến nhất hiện nay

  • Sân cầu lông trong nhà: Chủ yếu sử dụng chất liệu thảm PVC chuyên nghiệp nhằm tránh tình trạng trơn trượt cho vợt thủ trong quá trình chơi cầu. Bên cạnh đó, sân còn được sơn một lớp Acrylic dành riêng cho thể thao giúp đảm bảo độ bền đẹp và đem lại mặt sân chất lượng cho người chơi
  • Sân cầu lông ngoài trời: Mặt sân được thi công bằng lớp sơn Acrylic chuyên biệt, kết hợp với chất liệu silicon PU và thảm thể thao đan xen PP giúp bề mặt sân đạt chất lượng tốt nhất. Hỗ trợ vợt thủ có những trận đấu tuyệt vời và tránh tình trạng trơn trượt tuyệt đối khi chơi trên sân.

Chi phí làm sân cầu lông bao gồm những khoản nào?

Mặt bằng

Khoản chi phí làm sân cầu lông đầu tiên mà bạn cần cân nhắc đó chính là mặt bằng sân. Với kích thước của sân chơi là 13.4 x 6.1m (dài x rộng) thì diện tích mặt bằng phù hợp sẽ dao động trong khoảng 120 – 150m². Trong trường hợp bạn muốn xây dựng thêm quán nước giải khát, nhà vệ sinh hay phòng tắm thì diện tích sẽ dao động từ 170 – 180m².

Ngoài ra, chi phí mặt bằng của từng khu vực sẽ có mức giá khác nhau nên không có mức phí nhất định. Nếu bạn lựa chọn thuê hoặc mua mặt bằng sân cầu lông ở những vị trí trung tâm sầm uất thì chắc chắn chi phí sẽ cao hơn rất nhiều. Trung bình, giá thuê mặt bằng cho sân cầu lông có diện tích 120m² sẽ dao động từ 40.000.000 – 60.000.000 đồng/tháng.

Mặt bằng xây dựng sân cầu lông cần đạt diện tích tối thiểu 120m²

Mặt bằng xây dựng sân cầu lông cần đạt diện tích tối thiểu 120m²

Chi phí làm nền

Đặc điểm của nền sân cầu lông phải có diện tích lớn, phẳng, mịn và không gồ ghề với độ dốc đạt chuẩn quy định từ 0.8 – 1%. Bề mặt sân không được có những vũng nước đọng bởi nó có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng sân và gây trơn trượt, ảnh hưởng tới người chơi.

Chi phí làm nền sân cầu lông được tính dựa trên diện tích chính xác của từng sân, ví dụ:

  • Chi phí sân cầu lông nền bê tông cốt thép là khoảng 35.000.000 đồng (292.000 đồng/m² x 120m2)
  • Chi phí cho quá trình xoa nền bằng máy giao động khoảng 2.400.000 đồng (20.000 đồng/m² x 120m²)
  • Chi phí cho quá trình sơn chống thấm trong khoảng 1.400.000 đồng (giá niêm sẵn).

Hệ thống chiếu sáng

Khoản chi phí làm sân cầu lông này sẽ còn phụ thuộc và loại đèn và số lượng đèn mà bạn lắp đặt cho sân. Thông thường, chi phí hệ thống chiếu sáng cho sân cầu lông có diện tích 120m² sẽ dao động từ 8.000.000 – 12.000.000 đồng.

Hệ thống đèn chiếu sáng là hạng mục chi phí làm sân cầu lông không thể bỏ qua

Hệ thống đèn chiếu sáng là hạng mục chi phí làm sân cầu lông không thể bỏ qua

Phần khung

Đối với những loại sân cầu lông trong nhà, phần khung bao quanh sân là yếu tố cực kỳ quan trọng và cần thiết mà bạn không nên bỏ qua. Phần khung mái cần cao tối thiểu 8mrộng 120m². Phần giáp sườn của sân cầu lông có thể sử dụng vật liệu tôn nhằm giảm chi phí đầu tư nhưng vẫn đem lại hiệu quả che chắn mưa gió cho sân chơi.

Bạn có thể tham khảo qua chi phí làm phần khung của sân cầu lông như sau:

  • Chi phí xây dựng phần mái được dự tính khoảng 82.000.000 đồng (684.000 đồng/m² x 120m²)
  • Chi phí lắp tôn vào phần giáp sườn dao động khoảng 29.630.000 đồng (246.000 đồng/m² x 120m²).

Bộ phận lưới

Lưới là một bộ phận không thể thiếu trong mỗi sân cầu lông, tuy nhiên khi tính toán chi phí làm sân cầu lông, nhiều người thường bỏ qua hạng mục này. Chi phí cho một bộ lưới (bao gồm cả trụ) sẽ dao động từ 950.000 – 3.700.000 đồng/bộ, tùy thuộc vào loại lưới và trụ cầu lông mà bạn chọn.

Chi phí mở sân cầu lông bao gồm bộ phận lưới

Chi phí mở sân cầu lông bao gồm bộ phận lưới

Chi phí mặt sân cầu lông trong nhà và ngoài trời hết bao nhiêu?

Chi phí xây dựng mặt sân cầu lông trong nhà bằng thảm PVC

Đây là thảm chuyên dụng được dùng phổ biến trong xây dựng mặt sân cầu lông và nhiều bộ môn thể thao khác. Xây dựng sân cầu lông trong nhà bằng thảm PVC có chi phí tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Thảm cầu lông PVC: Chi phí mua thảm cầu lông thường dao động từ 26.000.000 – 38.000.000 đồng
  • Chi phí vật tư thi công: Khoảng 1.000.000 đồng cho các vật tư như băng dính và các phụ kiện khác
  • Chi phí nhân công thi công: Từ 1.500.000 – 2.500.000 đồng/bộ cho công việc thi công
  • Chi phí cột và trụ lưới: Từ 500.000 – 1.500.000 đồng/bộ cho việc lắp đặt cột và trụ lưới.

Tổng kết, chi phí đầu tư sân cầu lông trong nhà bằng thảm PVC thường dao động trong khoảng từ 29.000.000 đồng trở lên cho một bộ trang thiết bị.

Thi công sân cầu lông bằng thảm PVC

Thi công sân cầu lông bằng thảm PVC

Chi phí làm mặt sân cầu lông ngoài trời bằng sơn Acrylic

  • Sơn Acrylic: Chi phí mua sơn khoảng 125.000 đồng/m2, bao gồm sơn lót, sơn phủ, sơn bề mặt, sơn kẻ các line và cát silica
  • Chi phí thuê nhân công: Tùy thuộc vào từng khu vực và độ phức tạp của dự án sẽ có mức chi phí khác nhau. Tuy nhiên, mức giá trung bình sẽ dao động trong khoảng 3.000.000 đồng.

Như vậy, chi phí làm mặt sân cầu lông ngoài trời bằng sơn Acrylic sẽ cần tối thiểu 13.500.000 đồng.

Mặt sân cầu lông ngoài trời được phủ một lớp sơn Acrylic

Mặt sân cầu lông ngoài trời được phủ một lớp sơn Acrylic

Chi phí xây mặt sân cầu lông trong nhà bằng sàn gỗ

Bạn có thể dễ dàng bắt gặp mặt sân cầu lông này ở những nhà thi đấu hoặc trường học bởi nó đem lại tính thẩm mỹ cao. Sân cầu lông bề mặt gỗ có tính ma sát cao và độ bền tốt, tuy nhiên khả năng chống trơn trượt lại khá kém khi có nước trên bề mặt.

Chi phí xây dựng sân cầu lông trong nhà bằng sàn gỗ khá cao, dao động từ 50.000.000 – 60.000.000 đồng, nên không được ưa chuộng như sân thảm PVC.

Chi phí xây mặt sân cầu lông trong nhà bằng silicon PU

Mặt sân này có kết cấu khá tương đồng với thảm PVC chuyên dụng, tuy nhiên khả năng hấp thụ nhiệt của nó khá kém nhưng bù lại silicon PU có đa dạng mẫu mã và màu sắc khác nhau.

Chi phí làm mặt sân cầu lông trong nhà bằng silicon PU sẽ dao động từ 300.000 – 350.000 đồng/m² tùy thuộc vào chất lượng, độ dày của sơn và vị trí làm sân trong nhà hay ngoài trời. Bên cạnh đó, bạn sẽ cần chi trả thêm chi phí kẻ sân với tiền công khoảng 450.000 đồng.

Chi phí xây dựng sân cầu lông trong nhà bằng silicon PU

Chi phí xây dựng sân cầu lông trong nhà bằng silicon PU

Một số chi phí dịch vụ và nhu cầu trong sân cầu lông

  • Nhà vệ sinh: Tùy vào chất lượng của WC sẽ có mức giá cụ thể, đối với những nhà vệ sinh được xây dựng bằng tôn sẽ có giá từ 8.000.000 – 12.000.000 đồng/nhà
  • Quán bán nước giải khát: Tùy vào vật liệu xây dựng sẽ có mức giá cụ thể, với quầy nước giải khát làm từ tôn sẽ có chi phí dao động từ 12.000.000 – 16.000.000 đồng (đã bao gồm các loại nước uống)
  • Ghế nghỉ ngơi: Với mỗi loại ghế sẽ có mức chi phí khác nhau, trung bình giá sẽ rơi vào khoảng 1.900.000 đồng – 4.800.000 đồng/bộ 5 cái
  • Chi phí giấy phép: Bao gồm giấy phép xây dựng: 5.000.000 đồng và giấy phép kinh doanh 3.000.000 đồng.

Tổng chi phí làm sân cầu lông là bao nhiêu?

Với những khoản chi phí bao gồm các hạng mục như trên, bạn sẽ cần đầu tư khoảng 290.000.000 – 340.000.000 đồng/sân trong nhà. Với chi phí làm sân cầu lông ngoài trời sẽ cần trừ đi phí thi công giàn khung ngoài sân và hệ thống đèn chiếu sáng, tổng chi phí sẽ dao động trong khoảng 100.000.000 – 120.000.000 đồng/sân.

Lưu ý: Toàn bộ chi phí trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, giá thành vật liệu sẽ còn chênh lệch khá nhiều so với thực tế. Với những hạng mục không cần thiết, bạn có thể trừ chi phí để có con số chính xác nhất.

Sân cầu lông sau khi thi công hoàn thiện

Sân cầu lông sau khi thi công hoàn thiện

Có nên đầu tư làm sân cầu lông không?

Việc đầu tư xây dựng sân cầu lông là một quyết định quan trọng đòi hỏi bạn cần xem xét kỹ lưỡng và tính toán cẩn thận. Đầu tiên bạn nên đánh giá nhu cầu thực sự của khách hàng tại khu vực mà bạn định xây dựng sân cầu lông. Nếu đó là một nơi có đông dân cư và nhiều người yêu thích cầu lông, thì khả năng thu hút khách hàng là rất cao.

Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc đánh giá nhu cầu, bạn cũng cần xem xét yếu tố cạnh tranh. Nếu khu vực đã có nhiều sân cầu lông hoạt động, đặc biệt là những sân có uy tín và dịch vụ tốt, việc cạnh tranh có thể sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong trường hợp này, bạn cần có một kế hoạch kinh doanh rõ ràng để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ.

Bên cạnh đó, chi phí mở sân cầu lông đòi hỏi nguồn vốn đầu tư không nhỏ, từ việc mua đất, xây dựng, trang bị thiết bị, đến chi phí vận hành và tiện ích phụ trợ khác. Tóm lại, việc đầu tư làm sân cầu lông có thể mang lại lợi ích lớn nếu được thực hiện đúng cách và có kế hoạch kinh doanh hợp lý. Tuy nhiên, cần phải xem xét kỹ lưỡng các yếu tố như nhu cầu, cạnh tranh, chi phí và quản lý để đưa ra quyết định đúng đắn.

Sân cầu lông trong nhà được xây dựng với không gian thoáng mát, rộng rãi

Sân cầu lông trong nhà được xây dựng với không gian thoáng mát, rộng rãi

Lời kết

Trên đây là tổng hợp chi phí làm sân cầu lông cho những ai đang có nhu cầu đầu tư và xây dựng sân cầu lông trong nhà hoặc sân ngoài trời tham khảo. Hy vọng thông tin này của Babolat Việt Nam hữu ích và giúp bạn cân nhắc dự trù kinh phí cũng như lựa chọn loại sân phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình.

Bài viết này hữu ích với bạn?

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận của bạn

Call Messenger